Lịch sử Những_định_luật_của_Kepler_về_chuyển_động_thiên_thể

Johannes Kepler công bố hai định luật đầu tiên của ông vào năm 1609, sau khi phân tích các dữ liệu từ những quan sát lâu năm của Tycho Brahe.[2] Một vài năm sau Kepler mới phát hiện ra định luật thứ ba và công bố nó vào năm 1619.[2] Các định luật Kepler là những khám phá căn bản ở thời của ông, vì từ lâu các nhà thiên văn vẫn tin rằng quỹ đạo của các hành tinh có hình tròn hoàn hảo. Đa số các hành tinh được biết đến trong Hệ Mặt Trời ở thời đó có quỹ đạo xấp xỉ hình tròn, do đó nếu chỉ quan sát sơ lược thì sẽ khó phát hiện ra quỹ đạo hành tinh là hình elíp. Những tính toán chi tiết từ dữ liệu quan sát của quỹ đạo Sao Hỏa lần đầu tiên cho Kepler thấy quỹ đạo của nó phải là hình elíp thì mới phù hợp với dữ liệu quan sát, và từ đây ông suy luận tương tự cho các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời cũng phải có quỹ đạo elip. Ba định luật Kepler và kết quả phân tích dữ liệu quan sát của ông là một thách thức lớn cho mô hình địa tâm của AristotlePtolemy đã được chấp thuận từ rất lâu, và ủng hộ cho mô hình nhật tâm của Nicolaus Copernicus (mặc dù quỹ đạo elip theo Kepler khác với các quỹ đạo tròn theo Copernicus), bằng chứng tỏ Trái Đất quay quanh Mặt Trời, vận tốc của các hành tinh trên quỹ đạo là biến đổi, và quỹ đạo có hình elip hơn là hình tròn.[2]

Khoảng tám thập kỷ sau, Isaac Newton chứng minh rằng các định luật Kepler có thể được áp dụng trong những điều kiện lý tưởng và là dạng xấp xỉ tốt cho quỹ đạo của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, hay những định luật này là hệ quả của các định luật về chuyển độngđịnh luật vạn vật hấp dẫn của ông.[3][4] Bởi vì khối lượng của hành tinh khác không và sự ảnh hưởng nhiễu loạn của các hành tinh khác, ba định luật Kepler chỉ áp dụng một cách xấp xỉ và không miêu tả độ chính xác cao chuyển động của vật thể trong hệ Mặt Trời.[3][5] Cuốn sách Eléments de la philosophie de Newton (Những nguyên lý của triết học Newton) của Voltaire xuất bản năm 1738 là cuốn đầu tiên gọi các định luật Kepler là "các định luật".[6] Cùng với các lý thuyết của Newton, các định luật Kepler có vai trò quan trọng trong thiên văn họcvật lý học cũng như ứng dụng cho các vệ tinh nhân tạo.[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Những_định_luật_của_Kepler_về_chuyển_động_thiên_thể http://www.astronomycast.com/history/ep-189-johann... http://books.google.com/?id=czaGZzR0XOUC&pg=PA40 http://books.google.com/?id=czaGZzR0XOUC&pg=PA45&d... http://books.google.com/books?id=6EqxPav3vIsC&pg=P... http://books.google.com/books?id=6EqxPav3vIsC&pg=P... http://books.google.com/books?id=Tm0FAAAAQAAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=Tm0FAAAAQAAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=Tm0FAAAAQAAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=_mJDAAAAcAAJ&pg=P... http://www.lightandmatter.com/area1book2.html